Bên cạnh Speaking, IELTS Writing là một trong những kĩ năng khó “nhằn” nhất đối với những thí sinh người Việt, bởi viết là quá trình tái tạo kiến thức thay vì đơn thuần tiếp nhận như Listening và Reading. Trong bài viết này, CIED sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm chung cho một bài Writing Task 2.
Đầu tiên phải hiểu rõ những tiêu chí để “ăn điểm” trong bài Writing Task 2:
- Task response: Nghĩa là bạn phải thực sự hiểu và có khả năng bao quát nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều.
Ví dụ một đề như sau:
“Some people think that it is important to use leisure time for activities that improve the mind, such as reading and doing word puzzles. Other people feel that it is important to rest the mind during leisure time.
To what extent do you agree or disagree?”
Nếu câu trả lời chỉ là “rest the mind” hoặc “improving the mind”, bạn sẽ mất điểm. Người chấm đề cao cách nhìn nhận thấu đáo hai chiều, với tư duy phê phán sâu sắc (Critical Thinking).
- Coherence and Cohesion: Đây là tiêu chí cơ bản về tính liên kết giữa các đoạn văn và các câu văn. Một bài essay không thể mạch lạc nếu thiếu tính liên kết. Nếu ở đoạn đầu của thân bài, bạn ủng hộ dàng thời gian rảnh rỗi cho việc thư giãn “relaxing”, thì bạn không thể jump bênh vực việc nâng cao tri thức “improving the mind” ngay được. Điều đó đòi hỏi sự liên kết giữa hai đoạn văn, bằng các Liên từ hoặc Liên kết nội hàm trong ý nghĩa của câu (Chúng ta sẽ trao đổi sau về các phương pháp liên kết). Điều đó hoàn toàn tương tự đối với sự liên kết giữa các câu văn.
- Lexical Resource: Tiêu chí này đòi hỏi ở người viết vốn từ vựng sâu và rộng, cả đơn giản và phức tạp. Bạn cần chú ý đến cách sử dụng các Synonyms (từ đồng nghĩa) để tránh lặp, sử dụng đúng các Collocations (Ngữ đồng vị),đặc biệt người chấm đánh giá cao khả năng sử dụng từ ngữ mang tính hàn lâm, học thuật (Academic Words).
Ví dụ về từ đồng nghĩa cho “Sports”: Physical education, Scholastic sports, Athletics.
- Grammatical Range and Accuracy: Khả năng sử dụng linh hoạt và chính xác các cấu trúc ngữ pháp. Điều này đòi hỏi bạn phải nắm rất vững ngữ pháp tiếng Anh.
1. Task Analysis (Phân tích đề):
Những keywords (từ khóa) như eating habits, changed và the last 50 years là vô cùng quan trọng. Bạn cần tự đặt ra những câu hỏi như:
- Eating habits: What are eating habits? How can they develop?
- Changed: How have eating habits changed? For better or for worse?
- The last 50 years: What is the main difference between the eating habits of the present and the past?
Những điều này rất quan trọng vì chỉ khi bạn xác định được nó phát triển như thế nào, thay đổi ra sao thì mới đủ cơ sở để giải thích cho sự thay đổi đó.
2.Brainstorming (Vạch ý):
Đúng như tên gọi, “động não” là cơ sở của bước thứ hai. Không hề phức tạp như bạn nghĩ, để viết sâu, bạn cần chia nhỏ vấn đề và tìm những lí do (reasons) ở những khía cạnh nhỏ hơn. Trong quá trình tự học, mình đã chia ra thành các lĩnh vực:
- Personal Aspects
- Social Aspects
- Nature and Environment
- Moral and Psychological Aspects
- Education
- Science
- Culture
- Economics
- Political Aspects
Bạn sẽ lần lượt đảo qua các lĩnh vực để tìm ý. Với đề bài ở trên, mình có thể tìm được một số ý như:
- Về Personal Aspects (Khía cạnh cá nhân): Có thể là sự hạn chế về thời gian khiến cho thói quen ăn uống thay đổi. Ý thứ nhất mình tóm tắt bằng 1 noun phrase: Time constraints.
- Về Social Aspects (Khía cạnh xã hội): Ví dụ như sự bình đẳng giới đã tác động trực tiếp đến thói quen trong việc ăn uống? Việc nấu ăn không chỉ còn của phụ nữ? Ý thứ hai có thể là: Woman Emancipation hoặc Gender equality.
- Về Culture (Văn hóa): Sự thay đổi, hòa nhập về văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến thói quen ăn uống. Văn hóa ẩm thực thay đổi theo chiều hướng tích cực? Đó là những suy nghĩ có thể có trong quá trình Brainstorming. Ý thứ ba vì thế mình đặt tên là: Customs and Traditions. Việc khái quát ý thành các Noun Phrases (Cụm danh từ) là rất quan trọng, các bạn nhế!
3. Writing:
Cơ bản bạn vẫn phải tuân thủ một cấu trúc chuẩn của một bài viết học thuật: Mở bài, thân bài và kết bài
- Introduction: Cung cấp những thông tin nền (Background) để dẫn dắt vấn đề và nêu ngắn gọn vấn đề.
- Body: Mỗi ý lớn chia thành 1 đoạn văn. Với đề bài trên, mình chia thân bài thành 3 đoạn tương ưng 3 ý lớn. Tốt nhất thân bài gồm 2 hoặc 3 đoạn, phù hợp với dung lượng của IELTS Writing Task 2 là 250 từ.
- Conclusion: Kết lại vấn đề và những ý kiến chủ quan của bản thân.
4. Checking (Proofreading):
Đọc lại một lần, sửa lỗi ngữ pháp và lỗi dùng từ. Tất cả đều có thể sửa dễ dàng vì bạn làm bài thi bằng bút chì. Đừng bao giờ bỏ qua bước này nhé!